4 Phụ kiện gym cần thiết nhất khi tập Gym, Thể hình

Khi đi tập gym ai cũng muốn sở hữu 1 thân hình như ý, để đạt được mục tiêu đó bạn cần tập luyện chăm chỉ, cùng dinh dưỡng đầy đủ và ngủ nghỉ hợp lý.

Tập gym cũng như các môn thể thao khác, các dụng cụ, phụ kiện hỗ trợ giúp chúng ta tập luyện hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro chấn thương, phát triển cơ bắp tốt hơn.

Phụ kiện gym có rất nhiều loại và công dụng khác nhau: ví dụ như bó gối, quấn gối, bó khuỷu tay, bóng dãn cơ, quấn cổ tay, đai lưng, găng tay, fat grip,...

Ở bài viết này, Gymlord sẽ đề cập đến 4 phụ kiện gym - Gym Gears theo mình thấy là cần thiết nhất và nên có nhất khi tập gym, mặt tốt cũng như các mặt trái của nó, đông thời là các lưu ý giúp các bạn sử dụng phụ kiện gym đúng cách, hiệu quả cao hơn.



Ở vị trí số 1, có lẽ nhiều bạn nghĩ đến đai lưng hay quấn cổ tay. Nhưng với mình, phụ kiện gym hữu dụng nhất đó chính là dây đàn hồi - Powerband.

1. POWER BAND

Dây đàn hồi không chỉ là 1 phụ kiện hỗ trợ tập luyện mà nó còn là 1 dụng cụ tập luyện.

Chúng ta dùng nó để giảm bớt kháng lực khi lên xà, hít đất, front lever,...
Chúng ta có thể dùng nó để tăng kháng lực như khi Bench Press, Deadlift... gắn Power band.


Cũng có thể dùng nó như 1 dụng cụ tập luyện kháng lực, và có thể tập gần như đầy đủ các bài tập cho các cơ bắp tại nhà.

Powerband cũng lại là 1 dụng cụ dãn cơ vô cùng hiệu quả khi chúng ta khởi động và dãn cơ sau khi tập luyện.

Power band có nhiều mức kháng lực khác nhau phụ thuộc vào bề rộng của dây.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà chọn dây có mức kháng lực phù hợp.

Ngoài powerband, còn 1 số chủng loại dây đàn hồi khác như Miniband, superband cũng là dây kháng lực nhưng ứng dụng ít hơn, chủ yếu dùng để tập các bài tập cho mông đùi.

2. FOAM ROLLER - LĂN MÁT XA

1 dụng cụ rất hữu dụng và cần thiết nhưng không được nhiều anh em gymer để ý tới vì giá thành khá cao và quan trọng nhất là nó khá to nên nhiều anh em ngại hoặc lười mang tới phòng tập.

Theo quan sát của Gymlord đa phần ae đi tập chỉ trang bị gọn gàng là mang cái găng tay và chai nước đến tập xong về ^^.

  • Foamroller được các nghiên cứu chứng minh:
✔️Giảm đau nhức cơ bắp khi tập GYM.
✔️Phục hồi cơ bắp nhanh hơn.
✔️Ngăn ngừa chấn thương.
✔️Cải thiện khả năng đàn hồi và linh hoạt của cơ bắp.
✔️Foam Roller có thể cải thiện độ đàn hồi và linh hoạt của cơ bắp mà không làm giảm sức mạnh của cơ bắp trong buổi tập.
✔️Foam Roller có thể thực hiện đầu buổi tập như 1 phần của khởi động, sau buổi tập để thư dãn hoặc cả 2 hoặc bất cứ thời gian nào trong ngày bạn có thể lăn foam.



Các bạn đọc thêm bài viết về foem roller tại đây: 4 Cách hiệu quả giảm đau nhức cơ bắp khi tập Gym.

  • Các lưu ý khi sử dụng Foam roller:

- Không nên dành quá nhiều thời gian để lăn cơ, chỉ cần 5 phút trước và 5 phút sau buổi tập.
Dành 30-120s để dãn cho 1 nhóm cơ.
- Không được lăn trực tiếp lên phần lưng dưới, cổ.


Ngoài Foam roller, chúng ta còn 1 loại nữa là Bóng dãn cơ, dùng cho các điểm trên cơ bắp bị co khi gặp chấn thương.

3. QUẤN CỔ TAY

Chắc hẳn cũng nhiều bạn gặp vấn đề khi đẩy ngực hay tập tay trước, cơ ngực rất khỏe có thể tập nặng hơn nhưng cổ tay cảm giác rất yếu không chắc chắn và hay bị đau.

Nhiều bạn có khi để bị chấn thương cổ tay rồi mới bắt đầu tìm đến quấn cổ tay.

Đó 1 phần là do cổ tay cấu tạo từ các xương, sụn và dây chằng nên khả năng phát triển, phục hồi có thể sẽ chậm hơn so với phần cơ bắp được kích thích.

Quấn cổ tay là 1 phụ kiện cần thiết, giúp ổn định phần khớp cổ tay của chúng ta khi tập luyện với trọng lượng tạ nặng tới giới hạn chịu đựng của cổ tay.



  • Những lưu ý khi sử dụng quấn cổ tay:

- Nếu cổ tay bạn đủ khỏe thì bạn không cần phải dùng quấn cổ tay.

- Chỉ nên sử dụng quấn cổ tay khi mức tạ đạt đến giới hạn có thể làm bạn bị đau khi tập hoặc có khả năng chấn thương.
Ví dụ: Chỉ sử dụng quấn cổ tay khi vào các hiệp chính.

- Sau mỗi hiệp tập, hãy tháo quấn cổ tay ra để máu được lưu thông vào cổ tay và bàn tay.
Không nên đeo từ hiệp này sang hiệp khắc hoặc cả buổi tập.

- Hãy quấn cổ tay đúng cách, quấn lên phía trên cổ tay 1 đoạn để bao trọn phần cổ tay, không nên chỉ quấn ở phía dưới phần cẳng tay sẽ hỗ trợ được rất ít. (Video hướng dẫn cách quấn cổ tay đúng)


4. ĐAI LƯNG

Nhiều người vẫn lầm tưởng đeo đai lưng là để nắn bảo vệ cho lưng thẳng khi tập.
Nhưng hoàn toàn không phải như vậy, thứ giúp bạn nâng đỡ cơ thể, tập được nặng hơn chính là phần Core.

✔️ Đai lưng giúp gồng core tốt hơn, core khỏe hơn giúp nâng được nặng hơn.
Đai lưng giúp tăng áp lực bên trong ổ bụng (Intra-abdominal) #15-40%. Giúp lưng dưới khỏe hơn, chịu được áp lực tạ lớn hơn.
✔️ Ổn định cơ thể hạn chế chấn thương.
✔️ Theo 1 số nghiên cứu, đai lưng giúp giảm áp lực lên cột sống hơn #25% (Nhưng cần nghiên cứu thêm)
✔️ Tốc độ thanh đòn tăng #6-15%, bạn sẽ nâng được nặng hơn.
✔️ An tâm khi tập luyện vì vùng core đeo đai được chú ý tới.


  • CÁCH SỬ DỤNG:
- Đeo đai và hít 1 hơi thật sâu vào trong ổ bụng (cách thở bụng) và giữ hơi ở đó như chuẩn bị có ai đó sắp đấm vào bụng bạn.
- Thắt đai ở vị tró mà bạn cảm thấy thoải mái cho các bài tập khác nhau.
- Không nên thắt quá chặt, bạn sẽ cần 1 khoảng đủ để hít vào mà không bị nhấc vai lên.
  • NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG:
- Đai lưng giúp bạn gồng core tốt hơn, nếu bạn không biết gồng core đúng, đai lưng cũng vô tác dụng.
- Nếu bạn có vấn đề về huyết áp, thoát vị bẹn,... thì bạn không nên sử dụng đai.
- Cũng không nên lạm dụng đai lưng khi tập luyện.
Khi đã đạt đến 1 trình độ nhất định trong kỹ thuật tập luyện, mức tạ, sự phối hợp của các cơ bắp, khả năng gồng core thì bạn mới nên sử dụng đai lưng.

Hi vọng những chia sẻ của Gymlord - Hân Nguyễn có thể giúp ích được cho các bạn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ!