Các loại chấn thương cơ ngực và dấu hiệu nhận biết. Đây là nhóm cơ được sự quan tâm đặc biệt của anh em. Chúng chịu trách nhiệm đẩy
và kéo cơ cánh tay của bạn ra phía trước.
Chấn thương thường xảy ra nhất ở các VĐV cử tạ, tập thể hình, đấu vật...Đặc biệt hay xảy ra với động tác đẩy ngực trên ghế với trọng lượng nặng quá sức chịu đựng của gân và cơ ngực hoặc tập sai kỹ thuật.
Các dấu hiệu cho biết bạn bị rách cơ ngực:
- Một âm thanh vang lên tại thời điểm cơ bị rách. Nó được mô tả tượng tự như chúng ta xé một tấm vải làm đôi. Âm thanh được nghe rõ hơn khi vị trí rách ở vùng bụng cơ ngực.
- Đau nhói ở vùng ngực và cánh tay trên.
- Bầm tím ở ngực và cánh tay. Vết bầm tím tăng dần theo thời gian.
- Gặp khó khăn trong việc đưa cánh tay ra phía trước cơ thể.
- Các vết bầm tím tạo thành các dải, các túi dọc theo đường cơ vị vỡ.
- Vai sẽ bị đau khi chấn thương mãn tính vì phải bù đắp cho lực bị thiếu khi cơ ngực đã rách.
- Rách ở bụng múi cơ (hay gặp nhất)
- Rách tại vị trí giữa gân và cơ (hay gặp nhất)
- Rách tại vị trí đầu gân nối với xương.
- Rách tại vị trí bám của cơ và xương ức (Cực hiếm)
Khi
bị chấn thương, bạn càng để lâu thì cơ hội phục hồi càng thấp vì để lâu
có thể xảy ra hiện tượng rút gân, teo cơ... rất khó khăn để khắc phục.
Nguyên nhân và cách phòng tránh:
Bởi chấn thương cơ ngực thường xảy ra khi:
1. Thực hiện động tác với tư thế sai. Lên tạ và hạ tạ không đứng cách.
2. 1 giây bất cẩn không tập trung vào tạ.
3. Tập luyện với trọng lượng quá nặng khiến cấu trúc của gân và cơ ngực không thể chịu nổi trọng lượng tạ dẫn đến rách cơ.
4. Do ngoại lực tác động vào khi đang thực hiện động tác.
Vì vậy, hãy chú ý tới tất cả các nguyên nhân có thế dẫn tới chấn thương và loại bỏ nó. Không tập khi có người khác đứng quá sát phạm vi tập luyện của mình và yêu cầu họ đi ra xa 1 chút. Không tập với mức tạ quá nặng khi mà chỉ nhấc lên rồi nhún nhún 1-2 cái.
Hãy tập tư thế động tác đúng, kể cả cách lên tạ.
Đọc thêm: Video hướng dẫn tập ngực đúng.
Nguyên nhân và cách phòng tránh:
Bởi chấn thương cơ ngực thường xảy ra khi:
1. Thực hiện động tác với tư thế sai. Lên tạ và hạ tạ không đứng cách.
2. 1 giây bất cẩn không tập trung vào tạ.
3. Tập luyện với trọng lượng quá nặng khiến cấu trúc của gân và cơ ngực không thể chịu nổi trọng lượng tạ dẫn đến rách cơ.
4. Do ngoại lực tác động vào khi đang thực hiện động tác.
Vì vậy, hãy chú ý tới tất cả các nguyên nhân có thế dẫn tới chấn thương và loại bỏ nó. Không tập khi có người khác đứng quá sát phạm vi tập luyện của mình và yêu cầu họ đi ra xa 1 chút. Không tập với mức tạ quá nặng khi mà chỉ nhấc lên rồi nhún nhún 1-2 cái.
Hãy tập tư thế động tác đúng, kể cả cách lên tạ.
Đọc thêm: Video hướng dẫn tập ngực đúng.
Khi có các dấu hiệu trên của việc chấn thương rách cơ ngực. Đến gặp ngay bác sỹ để được tư vấn và xử lý.
Hi vọng những kiến thức GymLord đem đến sẽ có ích cho các bạn.
Nhớ like và chia sẻ nếu bài viết bổ ích nhé.
By: GymLord