Cách xác định kích thước cổ tay nhỏ hay không?

Từ lâu, vấn đề cổ tay, cổ chân và khung xương nhỏ là nỗi bức xúc của rất nhiều người. Không chỉ những bạn đang tập thể hình và cả  những người bình thường muốn đeo đồng hồ vừa vặn với cổ tay cho đẹp.

Đo cổ tay


Kích thước cổ tay còn cho chúng ta biết về khung xương của mình thuộc loại lớn hay nhỏ, khung xương lại quyết định rất lớn đến độ lớn của cơ bắp có thể đạt được khi tập luyện. Chính vì ly do này mà "biến" kích thước cổ tay xuất hiện trong công thước tính trọng lượng cơ bắp tối đa mà con người có thể đạt được.

Đọc thêm: Công thức tính trọng lượng cơ bắp tối đa có thể đạt được bằng tập luyện tự nhiên.

Cổ tay to khỏe còn hộ trợ rất lớn đến môn vật tay. Người có cổ tay to sẽ có lợi thế hơn rất nhiều người cổ tay nhỏ trong vật tay.

Mình cũng vậy, mình có 1 cổ tay và khung xương rất nhỏ. Với chiều cao 1m70 và độ dày cơ bắp theo mọi người nhận xét là khá lớn, tỷ lệ mỡ 12-15%, nhưng cân nặng của GymLord chưa bao giờ vượt quá 65kg.

Rất nhiều người kêu ca rằng mình có cổ tay bé, khung xương bé. Vậy Làm sao biết chính xác mình cổ tay bé?

Ngoài cách xác định bằng mắt thường, nhìn cổ tay và cổ chân nhỏ so với các bộ phận khác của cơ thể. Mình sẽ giới thiệu thêm 1 bảng chỉ số để mọi người có thể đo tham khảo liệu cổ tay, cổ chân, khung xương của mình có thực sự bé.

Đối với Nam

Chiều cao từ 165cm trở lên
- Cổ tay nhỏ:                Kích thước chu vi cổ tay 14-16,5 cm
- Cổ tay trung bình:     Kích thước chu vi cổ tay 16.5-19 cm
- Cổ tay lớn:                 Kích thước chu vi trên 19 cm
Nguồn: MedlinePlus – Dịch vụ của U.S. National Library of Medicine

Cổ tay của mình là 16.5 cm. Trước đây khi mới bắt đầu tập luyện nó còn nhỏ hơn nữa.
Với 1m70, cổ tay cần to hơn 17cm mới chạm tới được mức trung bình.

Với những chiều cao khác nhau, các bạn có thể ước lượng bằng cách chia chiều cao của mình cho 165. Rồi lấy số đo nhân với chu vi cổ tay để xác định số ước lượng.

Ví dụ bạn cao 180cm, thì chuẩn ước lượng mới của bạn là:
180/165 x 14 = 15.3
180/165 x 16,5 = 18

Với chiều cao 180cm, cổ tay nhỏ khi chu vi cổ tay nằm giữa 15.3 - 18 cm.

Đối với cổ chân, nếu kích thước cổ chân của bạn nhỏ hơn 125% kích thước cổ tay của bạn, thì đó là 1 cổ chân nhỏ.

Lưu ý: - Chu vi cổ tay đo tay vị trí dưới xương lồi ở cổ tay, đây là điểm cổ tay bé nhất. (Đo ngay sát dưới vị trí có 1 mẩy xương nhỏ lồi ra ở cổ tay): Như hình 1 ở đầu bài viết.
- Với cổ chân cũng vậy, cũng đo tại vị trí ngay phía bên trên mắt cá chân.

Chắc các bạn cũng biết Denis Cyplenkov, từng là 1 nhà vô địch vật tay, với chiều cao 1m86, cổ tay anh ta lên đến 24cm, vượt quá mốc cổ tay to của chiều cao 186cm là 2,6 cm. 1 con số rất lớn phải không.

Tuy nhiên với câu tạo cổ tay, cổ chân chỉ gồm xương, các đầu gân và da. Gần như không thể thay đổi được kích thước của chúng.

Nhưng đừng hết hi vọng, với thời gian đủ dài, việc tập luyện thể hình kích thích hormone tăng trưởng HGH, giúp tăng cường hệ cơ và xương của cơ thể, vẫn có thể giúp bạn có được cổ tay to hơn 1 chút.

Đọc thêm: Hướng dẫn các bài tập cẳng tay hiệu quả.

Hi vọng bài viết giúp ích được cho bạn.