Hướng dẫn đọc Inbody chuyên nghiệp như một PT

Không rõ trong các thành viên của Gymlord.com đã ai đo thử Inbody chưa? Nếu các bạn đã đo rồi có ngồi nghe các anh PT (Personal Training - Huấn luyện viên cá nhân) đập chai phân tích Inbody của mình chưa?

Máy đo Inbody thường được sử dụng ở các trung tâm thể dục lớn, và được bố trí ở ngay cửa, cạnh quầy lễ tân. Ở đây bạn sẽ được phân tích các chỉ số khối của cơ thể để hiểu thêm về tình trạng sức khỏe, body của mình.

GymLord muốn chia sẻ với các bạn cách đọc và hiểu Inbody của chính mình.

Đọc hiểu và phân tích được Inbody cho khách hàng cũng là yêu cầu bắt buộc để 1 PT bắt đầu công việc của mình.

Máy đo Inbody sẽ dựa vào các số đo của cơ thể, điện trở của các thành phần cấu tạo để tính toán ra các chỉ số.


A. SƠ LƯỢC PHÂN TÍCH BẢNG KẾT QUẢ INBODY:

Đầu tiên, PT sẽ nhìn sơ lược kết quả Inbody và hỏi về các thông tin liên quan chưa thể hiện trong bảng Inbody như nghề nghiệp, mức độ vận động,...

I. Bảng đầu tiên đó là: Body Composition Analysis (Phân tích thành phần cơ thể)


Ở bảng này, máy Inbody đã tính toán cho bạn thành phần các chất cấu tạo cơ thể với đơn vị khối lượng.

1. TBW: Khối lượng nước có trong cơ thể

Nước là thành phần chính, chiếm tới hơn 70% khối lượng cơ thể và tham gia vào toàn bộ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Ở trong ví dụ là 43.4. Nhìn sang ngang thấy mục Normal Range 35.4~43.2 là khoảng bình thường.
Ở khối lượng nước trong cơ thể, các PT sẽ khuyên bạn nên nâng nó lên mức trung bình cao nhất.

2. Protein: Khối lượng Protein trong cơ thể

Ai cũng biết Protein cấu tạo nên cơ bắp, bao gồm các cơ trơn ở nội tạng và cơ tim.
Ở đây chỉ số Inbody của GL đạt mức 11.9, cao hơn mức bình thường cao nhất 1 chút.

3. Mineral: Khối lượng các chất khoáng có trong cơ thể

3.91 kg bao gồm chất khoáng bao gồm Khoáng chất trong cơ thể và xương.
Ở mục bên phải Osseous 3.12 chính là khối lượng xương và răng của bạn. Còn lại 3.91-3.12=0.79 chính là các khoáng chất trong cơ thể.
Ở mục này, các PT cũng sẽ khuyên chúng ta nên nâng cao cận mức cao nhất của khoảng trung bình.

4. Body Fat Mass: Khối lượng mỡ trên cơ thể

Với mỡ thì mục tiêu của bạn sẽ là giảm nó về gần mức cận dưới của khoảng bình thường.

5. Số 56.1 Kg là trọng lượng phần mềm: Bao gồm toàn bộ trọng lượng cơ và mỡ
6. Số 59.2 Kg là trọng lượng cơ thể không mỡ. Bao gồm: Nước, cơ và xương.

II. Tiếp theo là Muscle-Fat Analysis



Trọng lượng, Và Body Fat mass thì đã nói ở trên rồi.

Còn SMM Skeletal Muscle Mass chính là khối lượng cơ xương (Cơ bắp): Của GL là 33.9kg, cao hơn mức trung bình cao nhất 32.7kg

Với người tập thể hình thì khối lượng này càng cao càng tốt.

III. Mục Obesity Diagnosis - Chuẩn đoán béo phì

- Đầu tiên đó là chỉ số BMI. Cái này ai cũng biết rồi. Theo khuyến cáo của WHO BMI bình thường nên giữ ở mức 18.5 đến 25.

- PBF - Percentage Body Fat: Phần trăm mỡ cơ thể = Khối lượng mỡ/ Trọng lượng

Ở mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau thì tỷ lệ mỡ khuyến cáo sẽ khác nhua, các bạn có thể tham khảo bảng Tỷ lệ mỡ đưuọc khuyến cáo:



- WHR - Waist Hip Ratio: Tỷ lệ eo trên hông = Vòng bụng/Vòng mông


Tỷ lệ eo trên hông được khuyến cáo theo giới tính:

Ở Nữ: Mức siêu chuẩn là nhỏ hơn 0.75
Ở Nam: Mức siêu chuẩn là dưới 0.85

GymLord đạt WHR là 0.81 Execellent he3 ;).

IV. Mục Exercise Planner

Máy đưa ra kết quả lượng calo bạn tiêu thụ khi tập 1 môn thể thao trong 30 phút. Ở ví dụ của GL là 135 calo cho đi bộ, 234 calo cho 30 phút đi bộ...

Các con số này chỉ là tương đối, bởi lượng calo tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào cường độ của bài tập bạn thực hiện.

V. 3 mục Nutritional Evaluation, Weight Managerment, Obesity Diagnosis nhỏ ở bên phải chỉ là mục nhận xét dựa theo các kết quả ở bảng bên trái, không quan trọng lắm.

VI. Mục Weight Control

Máy sẽ đưa ra các lời khuyên cho bạn:

Nếu bạn bị thiếu cân thì máy sẽ khuyên bạn nên tăng cân, bạn bị thừa cân thì máy sẽ khuyên bạn giảm cân. Mức tăng giảm này nhằm đưa chỉ số BMI của bạn ở mức đẹp nhất đó là từ 21 đến 23.

VII. Mục Segmental Lean và Segmental Fat

Đây là chỉ số phân bố cơ bắp và mỡ trên cơ thể.

Mục nhỏ này thực sự chỉ mang tính chất tham khảo, GL cũng không tin tưởng vào kết quả phép đo chi bằng cách đứng lên bàn cân và cầm vào 2 tay cầm.

Nhưng mục này sẽ được các PT khai thác triệt để để thu hút người tập mua gói tập PT. Bởi hầu hết mọi người đều có dự phân bố cơ bắp không đều trên khắp cơ thể.

VIII. Mục Basal Metabolic Rate và cho điểm số

Basal Metabolic Rate chính là BMR mà GymLord đã có bài viết chi tiết trước đây cho các bạn: Đó là Lượng calo tiêu thụ của chúng ta trong 24h ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Có nghĩa là Năng lượng tối thiểu để duy trì sự sống của 1 người trong 1 ngày.

Còn điểm số thì rất là ảo, không rõ thang điểm cho từng mục của máy thế nào nhưng kết quả rất khác nhau ở mỗi người.

Có nhiều bạn cho rằng chỉ số Body Fat thấp là yếu tố chính làm căn cứ cho điểm của máy.

B. KẾT LUẬN

Như vậy, GymLord đã cùng các bạn điểm qua bảng kết quả đo Inbody.
Thực sự trong bảng này bạn chỉ cần quan tâm nhất đến các chỉ số sau:

- TBW ở mục I: Cố gắng giữ lượng nước trong cơ thể ở cận trên của khoảng trung bình.

- SMM ở mục II: Đối với 1 người tập thể hình thì biết được lượng cơ bắp và có thể lượng hóa được kết quả tập luyện của mình thì thật thú vị.

- Toàn bộ mục III:

BMI cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về cân nặng của cơ thể có gay áp lực lên hệ xương hay béo phì hay không.

PBF cụ thể hóa cho chúng là tỷ lệ mỡ cơ thể có vượt quá ngưỡng cho phép hay không. 1 người có BMI trong khoảng bình thường nhưng PBF hoàn toàn có thể vượt qua ngưỡng bình thường do người đó có tỷ lệ cơ bắp và xương nhỏ hơn người bình thường.

WHR cho chúng ra chuẩn đoán 1 phần mỡ vùng bụng, mỡ nội tạng của 1 người. 1 người có vòng eo bằng vòng mông chắc chắn phải có lượng mỡ bụng và mỡ nội tạng cực khủng :(.

Mình lại xin nhắc lại câu nói: Vòng đời sẽ ngắn lại khi vòng bụng dài ra.

WHR cũng cho chúng ta khái niệm về 1 cơ thể đẹp, đối với phụ nữ thắt đáy lưng ong nghĩa là 1 phụ nữ có vòng bụng nhỏ với 1 vòng hông lớn.

Hãy điều chỉnh các chỉ số về mức khuyến cáo ở bảng trên GL đã đưa ra nhé.

Vậy mục BMR và điểm số có quan trọng không? Thực sự thì nó không quan trọng lắm.

BMR chỉ cho chúng ta biết Lượng calo tiêu thụ khi chúng ta nghỉ ngơi, nhưng con người ai cũng hoạt động hằng ngày, hàng giờ. Vì vậy, chỉ số TDEE - Total Daily Energy Expenditure: Tổng lượng calo tiêu thụ trong 1 ngày bao gồm cả các hoạt động sống và tập luyện mới là yếu tố chúng ta cần tính toán.

TDEE chính là năng lượng cần thiết cho 1 ngày để 1 người giữ nguyên cân nặng.
Muốn giảm cân, cần giảm số lượng calo nạp vào trong 1 ngày này.
Muốn tăng cân, cần tăng số lượng calo nạp vào này.

Bạn chỉ nên cắt giảm/tăng 200-500 calo mỗi ngày để có thể giảm/tăng 0.9-1.81 kg 1 tháng.

Chúng ta đừng bỏ quên 1 chiếc máy đo cực thú vị khác đó chính là đôi mắt của chính chúng ta. Hãy tự ngắm mình trong gương, trên cơ thể chúng ta có điểm nào đẹp, điểm nào cần tập luyện để đẹp hơn. Từ đó xây dụng cho mình kế hoạc tập luyện và dinh dưỡng cho mục tiêu đó của mình

C. CÓ CÁCH NÀO TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ TRÊN MÀ KHÔNG CÓ MÁY ĐO INBODY?

Hoàn toàn có thể tính toán các chỉ số như PBF, TDEE, BMI, WHR bằng các công thức tính toán do các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra với độ chính xác có thể chấp nhận được.

Hi vọng sau khi đọc bài viết này, khi cầm 1 tờ Inbody bạn đã có thể hiểu được phần nào cơ thể mình, hoặc có thể thảo luận cùng PT mà không thụ động nghe PT thao thao bất tuyệt.

Cũng mong muốn bài viết này sẽ giúp ích được cho các PT mới bắt đầu 1 công việc mới với nhiều bỡ ngỡ này.

Đọc thêm: Lịch tập Gym, Thể hình chuẩn cho nam (3-6 buổi 1 tuần)

Nhớ like bài viết và đăng ký kênh Youtube của GymLord nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
GymLord